Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Khi nào cần thay thế bugi ô tô?

Khi nào cần thay thế bugi ô tô?


Khi nào cần thay thế bugi ô tô?

Posted: 21 Dec 2020 01:49 PM PST

Thời điểm cần thay thế bugi ô tô

Theo khuyến cáo của chuyên gia, bugi ô tô nên được thay thế khi quãng đường vận hành đạt trong khoảng từ 60.000 km đến 100.000 km. Tất nhiên con số này chỉ mang tính tương đối. Với những dòng xe có động cơ bình thường thì quãng đường có thể tới 100.000 km mới cần thay thế bugi. Nhưng nếu xe sở hữu turbo thì bugi cần được thay thế trong khoảng 60.000 đến 70.000 km. Chính vì thế, tùy vào động cơ xe của bạn mà cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng để thay thế bugi đúng thời điểm.

Khi nào cần thay thế bugi ô tô? - Ảnh 1.

Thời điểm cần thay thế bugi ô tô. Nguồn ảnh internet.

Những lưu ý khi thay mới bugi ô tô

Để đảm bảo xe luôn vận hành trong tình trạng tốt nhất, ổn định và an toàn. Khi thay mới bugi cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu sau:

Chờ động cơ nguội mới thay bugi

Cần phải chờ động cơ nguội hẳn mới được thay bugi, bởi khi máy còn nóng mà bạn cố gắng tháo bugi ra có thể khiến phần đầu răng bugi bị kẹt chặt thậm chí lỗ vặn ở đầu quy – lát cũng bị bứt rút ra.

Không giật mạnh các dây bugi

Hãy xoay chụp nhẹ nhàng, vặn và kéo ra một cách từ từ cho tới khi chụp bugi được rút ra khỏi lỗ. Nếu mạnh tay, bạn có thể làm đứt dây và làm toạc các chụp bugi.

Lau sạch bụi bẩn

Cần lau sạch các vết bẩn xung quanh trước khi tháo các bugi cũ ra để tránh chúng lọt vào máy, làm hỏng các séc – măng của pit – tông. Hãy dùng khí nén hoặc dung môi để lau sạch bụi bẩn.

Tháo bugi bằng công cụ vặn tay

Không được dùng công cụ bằng máy nén hoặc các công cụ mở ốc bằng máy để tháo bugi bởi điều đó có thể khiến đầu bugi bị vỡ, hỏng và lọt vào pit- tông gây lỗi, hỏng hệ thống. Hãy tháo bugi bằng công cụ vặn tay.

Thay bugi chính hãng

Bugi có vai trò quan trọng đảm bảo vận hành xe an toàn. Vì thế cần chắc chắn bugi được thay mới phải là đồ chính hãng. Bugi chính hiệu mới phù hợp cả về kích thước và chất lượng với động cơ xe. Từ đó đảm bảo độ bền và không có hỏng hóc trong quá trình chạy xe.

Source link

The post Khi nào cần thay thế bugi ô tô? appeared first on Tài Liêu Ô Tô.

Cách xác định tuổi thọ của lốp xe cơ bản

Posted: 21 Dec 2020 12:55 AM PST

(News.oto-hui.com) – Song song với việc hiểu được các vấn đề cơ bản của lốp xe như áp suất lốp, chiều sâu của vân lốp xe, loại lốp đang sử dụng… thì việc nhận biết được tuổi thọ của lốp cũng hết sức quan trọng. Vậy làm thế nào để xác định tuổi thọ của lốp xe?

Tương tự như vấn đề về độ mòn và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng làm việc ổn định của lốp xe. Tuổi thọ lốp xe cũng là một yếu tố chính có thể và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của chúng. Và chính vì thế, độ ổn định và an toàn của xe cũng sẽ bị ảnh hưởng đến.

http://news.oto-hui.com/
Vậy làm thế nào để nhận biết và hiểu được các thông số về tuổi thọ của lốp xe?

1. Đối với lốp xe được sản xuất sau năm 2000

"Ngày sinh" của lốp xe dưới dạng một dãy số và ký tự tuần/năm được đóng lên mặt bên cạnh của nó. Hãy rà trên thành lốp theo chiều kim đồng hồ và tìm chữ "DOT"  (từ này biểu thị cho Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ). Tiếp tục theo chiều kim đồng hồ qua bên phải của chữ "DOT " ta sẽ thấy một dãy gồm từ 10 – 12 ký tự và số, và kế sau đó là thứ ta cần tìm, một dãy gồm 4 số đi chung với nhau được đóng vào khung.

  • Hai số đầu tiên của dãy số sẽ cho biết tuần sản xuất và 2 số theo sau là năm sản xuất của lốp.
  • Hãy lấy ví dụ sau đây cho dễ hình dung nhé. Trên hình dưới đây ta có thể thấy dãy số là "2118". Nó có nghĩa là lốp xe này được sản xuất vào tuần thứ 21 của năm 2018.
http://news.oto-hui.com/

2. Đối với lốp xe sản xuất trước năm 2000

Ngày sản xuất là ba chữ số cuối của mã. Hai chữ số đầu tiên đề cập đến tuần trong năm đó.

Ví dụ: Nếu 3 chữ số cuối là 022.

  • Điều đó có nghĩa là lốp xe được sản xuất vào tuần thứ hai của năm và năm là năm thứ hai của thập kỷ.

Đây là nơi nó gây nhầm lẫn – ở đó, không có định danh phổ quát nào biểu thị thập kỷ nào. Vì vậy trong ví dụ này, lốp xe có thể được sản xuất vào năm 1982 hoặc 1992. Một số lốp xe có hình tam giác nhỏ theo mã DOT để chỉ ra những năm 1990.

3. Nếu ta không thể tìm ra dãy số thể hiện tuổi của lốp xe bên ngoài thì nên tìm ở đâu?

Hãy chắc chắn rằng ta đang tìm trên mặt ngoài của thành lốp xe, nếu không có thì tìm bên mặt trong lốp. Mặt bên trong của thành lốp cũng sẽ có dãy số DOT nhưng thông thường sẽ không biểu thị ngày sản xuất của chúng.

4. Tại sao tuổi thọ của lốp là vấn đề cần lưu tâm nhất?

http://news.oto-hui.com/

Lốp xe được làm từ nhiều loại vật liệu hữu cơ khác nhau, trong đó phần nhiều là cao su. Như đã biết, cao su là loại hợp chất sẽ bị biến chất theo thời gian bởi các tác động của quá trình oxy hóa, nhiệt độ, mặt trời, thời tiết và nhiều yếu tố khác. Tất cả dẫn đến việc không thể tránh khỏi rằng lốp xe bị thoái hóa theo thời gian, mất đi sự ổn định khi hoạt động và chắc chắn rằng hiệu quả luôn giảm theo thời gian.

5. Bao lâu mới là "quá tuổi" đối với một chiếc lốp xe?

http://news.oto-hui.com/

Theo nghiên cứu, "tuổi thọ" của lốp ô tô loại tốt được ước lượng là 10 năm. Nhưng bắt đầu từ năm thứ 6 trở đi, chúng cần được kiểm tra định kỳ hàng năm để đảm bảo điều kiện vận hành cũng như để kiểm soát các dấu hiệu của sự "lão hóa".

Trong nghiên cứu của hãng lốp Michellin Man đã đưa ra khuyến nghị rằng: "Nếu như lốp xe chưa được thay thế sau 10 năm kể từ ngày sản xuất của nó. Để phòng ngừa bất trắc xảy ra, Michellin khuyến nghị thay thế chúng bằng những lốp xe mới hơn, không nên tận dụng lốp cũ. Thậm chí nếu quan sát bằng mắt thường lốp vẫn có thể sử dụng được hoặc chưa mòn đến mức giới hạn của lốp, ta cũng không nên tiếp tục sử dụng chúng, kể cả có là lốp dự phòng đi chăng nữa."

6. Điều gì sẽ xảy ra khi lốp xe đã quá tuổi? Có dấu hiệu nào có thể nhận biết bằng mắt thường không?

Câu trả lời dĩ nhiên là có. Tình trạng mục khô và nứt lốp là những dấu hiệu thông thường nhất của lốp xe đã tới tuổi.

  • Vì khi lốp bị biến chất, nó sẽ cho hiện lên các dấu hiệu của việc mất liên kết giữa các lớp vật liệu và sinh ra các vết nứt gãy dễ nhận thấy.
  • Hãy kiểm tra thành lốp xe xem thử có vết mòn rỗ, đứt gãy hay bạc màu nào không.
http://news.oto-hui.com/

Tuy nhiên, không phải lúc nào lốp "quá tuổi" cũng có các dấu hiệu nhận biết dễ dàng như vậy. Với công nghệ hiện đại ngày nay, vật liệu được sử dụng để chế tạo lốp có chất lượng cao hơn và khả năng chống chịu lại sự ăn mòn tốt hơn. Do đó, các dấu hiệu để nhận biết lốp xe đã quá niên hạn sẽ không thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường được.

Dù cho thế nào đi nữa thì vấn đề tuổi thọ của lốp xe vẫn cần được đặt ưu tiên lên hàng đầu. Đừng nên sử dụng lốp đã quá niên hạn dù cho chúng trông có vẻ vẫn còn "ngon".

7. Lốp xe quá niên hạn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của chúng như thế nào?

http://news.oto-hui.com/

Lốp xe càng cũ thì sẽ càng giảm đi hiệu quả vận hành, đặc biệt là đối với những lốp đã bị khô mục, nứt, mòn hoàn toàn. Những dấu hiệu này cho thấy rằng cao su của lốp xe đã mất đi tính đàn hồi, và do đó giảm đi khả năng "tương tác" với mặt đường.

8. Có trường hợp nào vân của lốp xe mòn trước khi lốp xe quá niên hạn không?

Câu trả lời là rất có thể. Nếu ta luôn sử dụng xe nhiều với quãng đường lái cao thì đồng nghĩa với việc lốp xe cũng sẽ hoạt động nhiều và do đó sẽ mòn đi nhiều hơn. Kết quả là lốp xe sẽ mòn trước khi nó đạt tới tuổi thọ tối đa của mình.

Tuy nhiên, câu trả lời này có thể sẽ không đúng với những xe chỉ được lái đi thỉnh thoảng hoặc tùy theo dịp như xe cổ điển hoặc xe để trưng bày. Cường độ hoạt động quá ít sẽ không thể nào gây ra tình trạng lốp bị mòn trước niên hạn được.

9. Vậy làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của lốp xe nếu như không thường xuyên lái xe?

http://news.oto-hui.com/

Giải pháp tốt nhất đó chính là hãy giữ cho chúng tránh khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, giữ cho mức nhiệt độ không bị dao động lớn cũng như tránh những nơi có độ ẩm cao,… Hãy kiểm soát tốt các yếu tố này ở nơi mà ta thường hay đỗ xe. Nhờ vậy quá trình thoái hóa của lốp sẽ bị làm chậm lại và ta có thể kéo dài tuổi thọ của chúng dài hơn.

Bài viết liên quan:

Source link

The post Cách xác định tuổi thọ của lốp xe cơ bản appeared first on Tài Liêu Ô Tô.

Tại sao vị trí đặt bộ kẹp phanh trên mỗi ô tô khác nhau (phần 2)

Posted: 20 Dec 2020 11:51 PM PST

(News.oto-hui.com) – Như đã giải thích về quy ước vị trí đặt bộ kẹp phanh ở hệ thống phanh bánh trước trong phần 1. Ở phần 2 này sẽ nói về vị trí lắp đặt bộ kẹp phanh ở hệ thống phanh bánh sau và những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vị trí bộ kẹp phanh.

Ở phần 2, trước tiên ta sẽ khảo sát về hệ thống phanh bánh sau. Tương tự như hệ thống phanh bánh trước, một yếu tố khác ảnh hưởng đến vị trí đặt bộ kẹp phanh (heo thắng) chính là thiết kế hình học của hệ thống treo phía sau của ô tô.

http://news.oto-hui.com/
Tại sao vị trí đặt bộ kẹp phanh trên mỗi ô tô khác nhau?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc đặt kẹp phanh? Vị trí bộ kẹp phanh có thể phụ thuộc vào phân bổ trọng lực, khí động học, hình dạng hệ thống treo và tùy thuộc vào mục đích, chi phí sản xuất cũng như tính thẩm mỹ của chiếc xe.

Một yếu tố quan trọng trong vị trí đặt bộ kẹp phanh cho hệ thống phanh trước là vị trí của tay đòn tay lái/cần dẫn hướng (Steering Arm). Bộ kẹp thường sẽ được đặt ở phía đối diện nó. Để động cơ lùi xa hơn và do đó phân bổ trọng lượng tốt hơn cho xe. Và vì thế tay đòn tay lái có thể được đặt ở phía trước, buộc phanh phải gần trọng tâm xe hơn.

I. Hệ thống phanh sau:

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất trong vị trí đặt bộ kẹp phanh ở hệ thống phanh sau chính là thiết kế hình học của hệ thống treo. Vị trí tốt nhất để đặt bộ kẹp phanh chính là phải thiết kế được hệ thống treo sau trước rồi mới bắt tay vào thiết kế vị trí lắp đặt bộ kẹp phanh.

Đối với một số xe, có thanh giằng (Control Arm) kết nối với phần sau của ổ trục bánh xe/moay ơ bánh xe (Wheel Hub). Khoảng diện tích để chứa thanh giằng với ổ trục bánh xe sẽ chiếm không gian lớn trên hệ thống phanh bánh xe sau. Do đó, bộ kẹp phanh phải được đặt ở phía trước ổ trục bánh sau (còn trống ở trước). Tức là nếu thanh giằng ở vị trí trước thì bộ kẹp phanh phải ở vị trí sau và ngược lại. (Xem hình bên dưới để hiểu rõ hơn) 

  • Ví dụ: Chiếc Lexus GS350 với tùy chọn dẫn động lái phía sau, thanh giằng nằm phía sau ổ trục bánh xe. Do đó bộ kẹp phanh phải được đặt ở phía bên kia (phía đối diện, phía trước).
http://news.oto-hui.com/

Thế nhưng đối với một số xe khác, thanh giằng của hệ thống treo sau ở phía sẽ ở trước ổ trục bánh xe mà không phải là phía sau như ví dụ ở trên. Vì thế vị trí đặt bộ kẹp phanh sẽ ở phía sau trục. 

  • Một ví dụ là chiếc Subaru BRZ / Scion FR-S, như hình dưới đây.
http://news.oto-hui.com/

II. Lắp đặt vị trí bộ kẹp phanh:

1. Các hãng xe ô tô thường lắp bộ kẹp phanh ở vị trí trái hay phải (theo hình dưới đây)?

Theo khảo sát của NAIAS (triển lãm ô tô quốc tế ở Bắc Mỹ), chia làm hai loại: Tất cả các xe phổ thông (thương mại, xe thông thường, xe van,…) và xe có hiệu suất cao (siêu xe, hypercar,…). Vị trí đặt bộ kẹp phanh ở hai trường phái xe này khác nhau, tuy nhiên không có trường hợp nào đặt bộ kẹp phanh xe ở vị trí trên và dưới.

  • Ở các xe phổ thông: tỷ lệ vị trí đặt bộ kẹp phanh trái – phải ở hệ thống phanh trước sau lần lượt là (49% – 51%) và (53% – 47%). Ưu tiên giá cả, hiệu suất, tính cân bằng.
  • Ở các xe hiệu suất: tỷ lệ vị trí đặt bộ kẹp phanh trái – phải ở hệ thống phanh trước sau lần lượt là (35% – 65%) và (83% – 17%). Ưu tiên phân bố trọng lực, hiệu quả làm mát phanh.
http://news.oto-hui.com/
Pagani Huayra BC
http://news.oto-hui.com/
Ferrari F430 (Type F131)

Dưới đây là tỷ lệ phần trăm các hãng xe (21 hãng – 55 xe, số liệu từ NAIAS theo Engineering Explained cung cấp):

http://news.oto-hui.com/

Tuy nhiên, bài viết không đề cập đến loại bộ kẹp phanh kép, chỉ là bộ kẹp phanh đơn ở mỗi bánh xe.

http://news.oto-hui.com/

2. Các nguyên nhân lắp đặt bộ kẹp phanh ở vị trí khác nhau (6 nguyên nhân chính):

a. Dễ thao tác khi bảo dưỡng, sửa chữa, canh dầu:

Nếu đặt bộ kẹp phanh (heo thắng) ở vị trí hướng 6 giờ thì sẽ giúp cho xe có trọng tâm thấp hơn, ổn định hơn nhưng không thể nào canh dầu ở vị trí "ngược ngạo" này. Hơn nữa bộ kẹp phanh để phía dưới rất dễ bị đá, sỏi bắn trúng khi di chuyển trên đường.

  • Đặt nó ở vị trí hướng 12 giờ cũng sẽ khó thao tác vì cấn dàn phuộc, canh dầu càng khó khăn hơn nữa.
http://news.oto-hui.com/

Nên rốt cuộc vị trí thuộc vùng 3 và 9 giờ là hợp lý nhất, dễ tiếp cận để thao tác sửa chữa nhất, đặt dọc bộ kẹp phanh sẽ cho phép ốc xả gió quay lên trên để canh dầu dễ hơn. Bên cạnh đó thì bộ kẹp phanh nằm cao hơn tức là được bảo vệ tốt hơn khỏi bùn đất đá khi lăn bánh, trọng tâm cũng thấp hơn.

b. Lực tác động vào cụm heo dầu:

Khi xe di chuyển, mỗi khi ta đạp phanh sẽ sinh ra các lực tác động vào bản thân cụm heo dầu. Một phần lực đó được truyền qua đĩa thắng dưới dạng nhiệt năng. Tuy nhiên cụm heo dầu sẽ chịu rất nhiều lực từ áp lực dầu, động năng từ xe và đòi hỏi chỗ gắn heo cũng phải chịu được tải lớn để giữ cho mọi thứ ổn định.

http://news.oto-hui.com/

Bản thân thiết kế của khung gầm xe nơi sẽ được gắn nó cũng phải là điểm rất cứng giống như người ta giăng dây treo cầu vào 2 hoặc nhiều trụ cố định.

c. Phân bổ trọng lực:

Một vật có ổn định, cân bằng hay không phụ thuộc rất nhiều vào trọng tâm của vật đó. Trên xe hơi thì trọng tâm tốt nhất sẽ nằm đâu đó gần với vị trí người lái nhằm đảm bảo cho xe ổn định trong nhiều tình huống khác nhau. Nên trọng tâm xe sẽ tốt nhất khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Trọng tâm càng thấp càng tốt.
  • Trọng tâm nên nằm trong phần gầm xe.
  • Trọng tâm càng nằm chính giữa xe càng tốt.
http://news.oto-hui.com/
Roll Center – Điểm ảnh hưởng đến việc lắp đặt vị trí bộ kẹp phanh và hệ thống treo nhất

Nên khi thiết kế, nhà sản xuất sẽ tính toán đặt bộ kẹp phanh nằm đâu để cho chiếc xe có được vị trí trọng tâm tốt nhất. Tuỳ vào mục đích sử dụng của chiếc xe nữa, nên xe thể thao sẽ có vị trí đặt bộ kẹp phanh khác với xe phổ thông.

  • Trừ trường hợp của Nissan GT-R (từ R32 trở đi).

d. Khí động học:

Điều này chỉ áp dụng ở những xe thể thao khi chúng có nhu cầu tận dụng luồng gió ở dải tốc độ cao để giảm nhiệt độ cho cụm phanh.

  • Ví dụ như ở bánh trước bên tài, vì phanh trước làm việc nhiều hơn phanh sau, bộ kẹp phanh sẽ được đặt ở góc 3 giờ để tận dụng gió đi từ cản trước, theo hốc gió hướng thẳng vào đĩa phanh, má phanh, piston phanh và cả hệ thống phanh.
  • Nếu vị trí đặt bộ kẹp phanh ở góc 9 giờ sẽ chắn hết đường đi của gió.
http://news.oto-hui.com/

e. Hệ thống treo, lái:

Vị trí của cụm phanh không được ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống treo, khi xác định bố trí các bộ phận thì hệ thống treo sẽ được ưu tiên, sau đó mới đến phanh. Hệ thống lái cũng vậy, các chi tiết của cụm phanh không được cản trở hoạt động khi đánh lái. Do đó, không hãng xe nào có vị trí đặt bộ kẹp phanh ở vị trí 12 giờ.

http://news.oto-hui.com/

Sau đây là trích dịch một comment về sự liên quan của cụm heo thắng và hệ thống lái của một kỹ sư ô tô:

"Cụm phanh sẽ được đặt đối diện với vị trí của đũa lái, tay đòn lái. Tất cả các xe có thước lái nằm ở phía trước của bánh trước sẽ có heo thắng nằm phía sau, và ngược lại.

Cụm heo trước:

  • Với cấu hình động cơ đặt dọc thì thước lái có khuynh hướng nằm phía trước của động cơ, hay phía dưới của phần đầu bộ phận thấp nhất của động cơ (các te dầu).
  • Một vài trường hợp với thước lái nằm phía sau thì buộc động cơ và hộp số phải nằm cao lên, kéo theo cả trọng tâm và cả nắp capo (trường hợp này sẽ khiến luôn cả nóc xe, vị trí ngồi của tài xế cũng phải cao lên theo để đảm bảo tầm nhìn).
  • Thước lái nằm phía trước của tâm bánh xe giúp cho góc lái Ackerman của xe tốt hơn.
  • Do đó hầu hết các xe có động cơ đặt dọc phía trước, truyền động bánh sau sẽ có cùm heo nằm phía sau tâm bánh xe.

Với cấu hình động cơ đặt ngang, đa số các xe sẽ đặt động cơ và hộp số phía sau trục bánh xe trước, do đó thước lái sẽ nằm phía sau và cụm phanh sẽ nằm phía trước tâm bánh xe.

Cụm heo sau: Được bố trí làm sao để phù hợp với hoạt động của hệ thống treo sau, giảm chấn và cả phanh tay".

f. Mục đích thiết kế của xe:

http://news.oto-hui.com/

Đơn giản là vị trí đặt bộ kẹp phanh ở đâu đẹp nhất thì chọn. Hoặc rắc rối hơn, nếu đây là một chiếc SUV hay pickup được thiết kế để đi offroad thì cụm heo thắng sẽ được đặt ở vị trí ít bị ảnh hưởng của bùn đất nhất.

Bài viết liên quan:

Source link

The post Tại sao vị trí đặt bộ kẹp phanh trên mỗi ô tô khác nhau (phần 2) appeared first on Tài Liêu Ô Tô.

Động cơ SkyActiv-G 2.0L của Mazda CX-5

Posted: 20 Dec 2020 08:46 PM PST

(News.oto-hui.com) – Xuất hiện từ năm 2012 đến nay, CX-5 là một trong những đối thủ khó nhằn với các mẫu xe khác tại phân khúc CUV 5 chỗ. Vậy điều gì đặc biệt khiến Mazda CX-5 luôn có doanh số bán top đầu? Công nghệ, nội ngoại thất hay kỹ thuật động cơ? Dưới đây là bài phân tích kỹ thuật về động cơ SkyActiv-G 2.0L của Mazda CX-5.

Thị trường Việt Nam hẳn không còn xa lạ gì với cái tên Mazda CX-5. Sản xuất từ năm 2012, CX-5 là mẫu xe đầu tiên sở hữu ngôn ngữ thiết kế "Kodo" mới, cũng như được trang bị trọn bộ công nghệ SkyActiv hoàn toàn mới của Mazda.

http://news.oto-hui.com/
Mazda CX-5 – "Ông vua" dòng xe 5 chỗ tại Việt Nam

Chiếc SUV chủ lực của Mazda được trang bị nhiều tính năng an toàn top 1 phân khúc như cảnh báo điểm mù, hỗ trợ giữ làn đường, kiểm soát gia tốc nâng cao, màn hình hiển thị thông tin trên kính lái… Nhờ lợi thế được lắp ráp trong nước, CX5 có nguồn cung ổn định và đảm bảo xe cho khách hàng. Đây là những lý do khiến CX-5 luôn dẫn đầu phân khúc CUV 5 chỗ và luôn góp mặt trong danh sách Top 10 xe ô tô bán chạy nhất mỗi tháng.

Tuy nhiên, tạm gác lại câu chuyện kinh doanh, trong bài viết này ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về khối động cơ Skyactiv-G – cỗ máy đóng góp phần lớn đến thành công của "ông vua 5 chỗ" Mazda CX-5.

1. Các thông số cơ bản

Cỗ máy Skyactiv-G 2.0 mang mã nội bộ PE-VPS là mẫu động cơ đầu tiên được sản xuất trong nhánh Skyactiv-G (máy xăng, đánh lửa bằng bugi). Động cơ có dung tích 1,998 cc với tỷ lệ bore : stroke là 83.5 mm : 91.2 mm. Phiên bản cho thị trường Mỹ có tỷ lệ nén 13:1, sản sinh công suất cực đại 155 hp tại 6,000 rpm và 200 Nm momen xoắn tại 4,600 rpm. Ở một số thị trường khác nơi xăng E85 được sử dụng, động cơ có thể cho ra tới 162 hp công suất và 210 Nm momen xoắn.

http://news.oto-hui.com/
Động cơ SkyActiv-G 2.0L trên Mazda CX5

Theo Mazda, động cơ Skyactiv-G 2.0 tiết kiệm nhiên liệu hơn nhiều so với cỗ máy tiền nhiệm. Cụ thể, trong đường đô thị, so với mức tiêu thụ 10.2 l/100 km của động cơ Mazda L cũ thì động cơ Skyactiv-G chỉ "ngốn" 8.4 l/100 km mà thôi. Tương tự, khi chạy trên cao tốc, tiêu thụ nhiên liệu trên thế hệ động cơ mới cũng chỉ dừng lại ở mức 5.8 l/100 km, cải thiện tới hơn 36%.

http://news.oto-hui.com/
Mặt cắt động cơ SkyActiv-G 2.0L

Ngoài phiên bản 2.0 thì động cơ Skyactiv-G còn có các biến thể 1.3 (trên Mazda2), 1.5 (trên CX-3) và 2.5 L (trên CX-8). Đặc biệt, bản 2.0 cũng được lắp đặt trên mẫu xe thể thao MX-5 huyền thoại của hãng. Do yêu cầu hiệu năng cao hơn, phiên bản này được Mazda tinh chỉnh để sản sinh tới 181 hp công suất và redline được nâng từ 6,800 rpm lên 7,500 rpm.

http://news.oto-hui.com/
Mức tiêu thụ ấn tượng 5.8 l/100 km trên cao tốc

Ngoài những thông số trên, động cơ Skyactiv-G 2.0 còn có một số đặc điểm kỹ thuật nổi bật sau:

  • Sử dụng hệ thống xả khí 4-2-1 nhằm tối ưu hình dạng luồng khí xả đi ra khỏi xy-lanh, từ đó tăng sức mạnh động cơ;
  • Cường hóa dòng không khí, tăng áp suất phun nhiên liệu, và sử dụng kim phun nhiều lỗ, từ đó rút ngắn thời gian cháy hòa khí, tăng công suất.
http://news.oto-hui.com/
Mẫu xe thể thao MX-5 sử dụng chung động cơ với CX-5

2. Biểu đồ đặc tính momen xoắn và công suất

Khi nói về động cơ, nếu chỉ nhắc tới các chỉ số cực đại của một đại lượng nào đó là không đủ. Đối diện với thực tế, rất hiếm khi động cơ được vận hành đến trạng thái cực đại. Tuy nhiên, với dàn thử Dyno, hiệu suất của động cơ SkyActiv-G 2.0L của Mazda CX5 sẽ được thể hiện rõ thông qua kết quả đo đặc tính dưới đây (chỉ thể hiện những đường đặc tín toàn tải với bước ga mở hoàn toàn).

http://news.oto-hui.com/
Biểu đồ đặc tính suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ Skyactiv-G 2.0l

Đầu tiên khi nhìn vào đồ thị đặc tính, ta cần phải xác định rõ điểm A (momen xoắn đạt cực đại T[max]= 201 Nm tại 3,000 rpm) và B (công suất đạt cực đại P[max]= 158 hp tại 6,000 rpm). Sau khi xác định được những điểm cơ bản này, ta mới bắt đầu xác định được vùng thấp, vùng đàn hồi, và vùng cao của động cơ Skyactiv-G 2.0. Khi đấy:

a. Tại vùng thấp:

Nhìn vào đường Momen Xoắn ở vùng thấp cho thấy đường dốc bắt đầu tăng cao dần. Điều này nói lên rằng khả năng sản sinh momen xoắn khá tốt của CX-5 khi mới khởi chạy.

Tuy nhiên, biết rằng việc chuyển số trong vùng thấp không thể tối ưu tốt được. Thực tế, lực truyền tới bánh xe trong thời điểm này không đủ tốt để đạt được khả năng "bốc" cho động cơ.

Trên thực tế, khi đạp hết ga từ vị trí đứng yên hoặc khi xe đang chạy không tải, ta sẽ nhận thấy mẫu xe CX-5 sẽ có một độ trễ nhất định (điểm không thể khắc phục triệt để của động cơ hút khí tự nhiên và hộp số tự động). Phải mất khoảng 2-3 s thì quá trình chuyển số mới hoàn tất và lúc đó thì xe mới lao vút đi được.

b. Tại vùng đàn hồi:

Tại vùng này, dải đàn hồi đủ rộng và kéo dài một khoảng 3,000 rpm là điểm mạnh của động cơ Skyactiv-G 2.0L. Nhờ vùng đàn hồi rộng, Mazda CX-5 dễ dàng thiết lập thuật toán chuyển số 6 cấp. Nhờ đó, trải nghiệm lái trở nên mượt mà. Người lái gần như không cảm thấy xe bị "khựng" khi tăng tốc.

Tuy nhiên, điểm yếu của động cơ SkyActiv-G 2.0L của Mazda là vùng đàn hồi này lại nằm khá xa, bắt đầu từ vòng tua lớn 3,000 rpm. Khi đạp hết ga, máy phải mất thời gian quay nhanh tới hơn 3,000 rpm mới có thể sang số. Một "hệ lụy" khác của vùng đàn hồi xa như vậy là máy thường sẽ ăn xăng hơn khi chạy ở tải cao (đọc tiếp bên dưới).

c. Tại vùng cao:

Do đồ thị chỉ thể hiện đặc tính momen xoắn và công suất tới ngưỡng redline 6,200 rpm, ta không có đủ dữ kiện để nhận xét về khả năng hoạt động của Skyactiv-G 2.0 tại vùng này.

3. Biểu đồ đặc tính suất tiêu hao nhiên liệu

Tiếp theo, ta sẽ phân tích biểu đồ đặc tính suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ Skyactiv-G 2.0L. Dưới đây là biểu đồ được xây dựng từ kết quả kiểm tra động cơ trên dàn dyno. Nhiên liệu được sử dụng trong bài test là xăng Tier 2 ở Mỹ (đã giảm tỷ lệ lưu huỳnh xuống dưới 90%).

http://news.oto-hui.com/
Biểu đồ đặc tính suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ Skyactiv-G 2.0

Ta dễ dàng nhận thấy biểu đồ dạng đường viền (contour) với các đường màu sắc thể hiện các trạng thái hoạt động mà ở đó động cơ có cùng giá trị BSFC.

  • Với động cơ SkyActiv-G của Mazda CX-5, ta có 3 đường khép kín BSFC = 230 – 240 – 250.

Từ giá trị BSFC = 275, ta chỉ thấy một phần của đường đặc tính, phần còn lại bị đường momen xoắn toàn tải (màu đen) giới hạn mất. Một điểm mới trong đồ thị ở trên là các đường biểu thị giá trị công suất.

Nếu như đại lượng công suất trong biểu đồ đặc tính momen xoắn – công suất được thể hiện chỉ bằng một đường tại trạng thái động cơ chạy toàn tải, thì ở biểu đồ BSFC trên của động cơ Skyactiv-G 2.0, công suất được thể hiện bằng một tập hợp các đường cong (màu xám). Tại sao như vậy?

Ta biết rằng:

http://news.oto-hui.com/

Với mỗi giá trị hằng số P, ta xây dựng được một đường màu xám cho hai biến số T và w (theo đồ thị hàm số x.y=a). Biểu thị công suất theo dạng này giúp ta thấy được mối liên hệ giữa cả ba đặc tính cơ bản của động cơ.

http://news.oto-hui.com/
Biểu đồ đặc tính suất tiêu hao nhiên liệu BSFC của động cơ Skyactiv-G 2.0l

Quay trở lại với biểu đồ BSFC của khối động cơ Skyactiv-G 2.0 trên "ông vua 5 chỗ" Mazda CX-5, ta đánh dấu hai điểm M, N như hình.

  • Hai điểm này đại diện cho giới hạn của vùng BSFC = 230
  • Đây là vùng trạng thái động cơ tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả nhất (hiệu năng nhiệt lớn nhất).

Ngay lập tức thấy rằng, động cơ tiết kiệm nhiên liệu nhất khi sản sinh từ 108 – 163 Nm momen xoắn trong dải tốc độ 1,500 – 3,850 rpm. Cũng trong trạng thái này, động cơ chỉ tạo ra từ 27 – 82 hp công suất, chứ không đạt đến công suất cực đại. Đây chính là trạng thái hoạt động khi xe chạy trên đường cao tốc.

Điều này có nghĩa là không phải cứ đạp hết chân ga và duy trì tốc độ cao là xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu. Thực tế thì tại redline là điểm P, BSFC lên tới khoảng 255 g/kWh, tức là tiêu thụ cao hơn 11% so với mức lý tưởng.

http://news.oto-hui.com/
CX-5 tiết kiệm nhiên liệu nhất trong dải tốc độ 1,500 – 3,850 rpm

Nhưng như vậy vẫn còn tiết kiệm chán so với việc di chuyển liên tục trong đô thị, khi mà động cơ phải hoạt động ở các trạng thái có BSFC cao.

Theo biểu đồ trên, nếu sử dụng Mazda CX-5 trong thành phố mà gặp tắc đường hoặc dừng xe liên tục, BSFC có thể đạt tới mức 500 g/kWh, tức "ngốn" xăng hơn mức lý tưởng tới 2.17 lần. Nhưng có xe ô tô nào lại không tốn xăng nhiều khi bị tắc đường cơ chứ? Vậy làm sao để tiết kiệm nhiên liệu?

Theo lý thuyết thì trong quá trình lái xe, ta phải liên tục điều chỉnh chân ga để đưa động cơ về gần vùng (M – N) nhất có thể. Đồng thời khi tăng ga cũng phải biết tua máy và momen xoắn tăng giảm như thế nào. Thật may là Mazda CX-5 thì có ECU đảm nhiệm công việc này nên sẽ đỡ các thao tác trên.

http://news.oto-hui.com/
CX-5 di chuyển trong đô thị tiêu thụ xăng nhiều hơn tới 2.17 lần.
Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn bình thường nếu so mức tiêu thụ nhiên liệu có phần thấp hơn so với các mẫu xe khác như (Hyundai Tucson, Mitsubishi Outlander hay Honda CR-V)

Như vậy, sau khi phân tích các biểu đồ đặc tính của động cơ Skyactiv-G 2.0 trên chiếc Mazda CX-5, xin tạm đưa ra một vài kết luận chủ quan sau:

http://news.oto-hui.com/
Vừa đủ đối với một chiếc CUV hạng C cho đô thị
http://news.oto-hui.com/
Khá cao, khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt

Vùng đàn hồi rộng cho phép hộp số hoạt động tốt là điểm cộng, tuy nhiên điểm trừ là vùng này lại nằm ở vị trí khá xa (3,000 rpm) tạo áp lực lên động cơ khi chuyển số. Nếu phải tăng tốc đột ngột thường xuyên, động cơ có rủi ro chịu hư hỏng.

Bài viết liên quan:

Source link

The post Động cơ SkyActiv-G 2.0L của Mazda CX-5 appeared first on Tài Liêu Ô Tô.

Related Posts:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét