Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

50 triệu smartphone Samsung có thể bị tồn kho

50 triệu smartphone Samsung có thể bị tồn kho


50 triệu smartphone Samsung có thể bị tồn kho

Posted: 21 Jun 2022 10:30 PM PDT

Lượng điện thoại tồn kho của Samsung được cho là gần 50 triệu máy, trong đó phần lớn là smartphone tầm trung.

Ngày 20/6, The Elec (Hàn Quốc) dẫn các thống kê cho biết Samsung đang có gần 50 triệu điện thoại thông minh nằm trong kho của các nhà phân phối. Năm 2022, hãng đặt mục tiêu xuất xưởng 334 triệu smartphone, sau đó điều chỉnh xuống khoảng 270 triệu máy và lượng hàng tồn tương đương 18% số này, phần lớn là Galaxy A.

Giới chuyên gia nhận định, việc tồn kho hàng triệu điện thoại là điều tương đối bình thường. Samsung thường đặt mục tiêu duy trì ở mức 10% sản lượng điện thoại hàng năm của mình trong kho nhà phân phối. Tuy nhiên, con số hiện tại gần gấp đôi, tức đáng lẽ là 27 triệu hàng có sẵn, thay vì 50 triệu.

Phần lớn smartphone tồn kho của Samsung là các model tầm trung, thuộc dòng Galaxy A.

Phần lớn smartphone tồn kho của Samsung là các model tầm trung thuộc dòng Galaxy A.

Theo The Elec, trong hai tháng đầu năm, Samsung sản xuất khoảng 20 triệu smartphone mỗi tháng. Tuy nhiên vào tháng 5, con số này giảm một nửa xuống 10 triệu đơn vị. Điều này cho thấy hãng đang đối mặt với gánh nặng từ hàng tồn kho quá lớn và nhu cầu của thị trường bị giảm mạnh.

Các đơn đặt hàng linh kiện của Samsung với các nhà cung cấp cũng giảm 30-70% từ tháng 4 đến tháng 5. Theo một báo cáo của Nikkei Asia, Samsung đã ngừng các đơn hàng mới cho đến cuối tháng 7. Các nhà phân tích lo ngại việc một công ty đầu ngành như Samsung ngừng mua sắm linh kiện, giảm sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của toàn thị trường.

Pulse News cho biết những người đứng đầu Samsung Electronics và các công ty con chủ chốt đã tổ chức cuộc họp kéo dài 8 giờ vào ngày 20/6, thảo luận về các yếu tố rủi ro toàn cầu và phương hướng kinh doanh trong tương lai. Trong cuộc họp, những người tham gia liên tục nhắc đến những cụm từ như “thay đổi đột ngột”, “khủng hoảng”, “công nghệ”, “nguồn nhân lực”. Phó chủ tịch Samsung Electronics Jay Y. Lee nhấn mạnh: “Công nghệ là nhu cầu cấp thiết và phải là vấn đề tiên phong”.

Samsung không phải nhà sản xuất duy nhất đối mặt tình trạng tồn kho cao. Tuần trước, trả lời The Paper, đại diện Oppo cho biết ngành hàng smartphone đang cung cấp đủ, thậm chí dư thừa so với nhu cầu của thị trường.

Sina cũng dẫn lời Xu Qi, Phó chủ tịch Realme, rằng cuộc khủng hoảng chip và chuỗi cung ứng không còn là thách thức với ngành di động. Công ty này đang có kế hoạch giảm 10% mục tiêu doanh số năm 2022 vì nhu cầu của người dùng thấp hơn dự tính. Báo cáo trong quý I/2022 tại Trung Quốc cho thấy doanh số của Oppo giảm 37,6%, Vivo giảm 29,9%, Apple giảm 1,3% và Xiaomi giảm 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thống kê đều cho thấy nhu cầu smartphone toàn cầu đã sụt mạnh trong nửa đầu năm. Ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao… trong khi smartphone không đột phá khiến người dùng ngại lên đời điện thoại.

Khương Nha

Adblock test (Why?)

Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey’s HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

Xem Chi Tiết Ở Đây >>>

Bạn có thể quan tâm:

>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max

>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp

>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

The post 50 triệu smartphone Samsung có thể bị tồn kho appeared first on Cong Nghe So.

Thói quen nên bỏ khi dùng iPhone

Posted: 20 Jun 2022 09:26 PM PDT

Tắt ứng dụng trong màn hình đa nhiệm không giúp iPhone chạy nhanh hơn, thậm chí khiến thiết bị hao pin nếu mở lại app sau này.

Nhiều người dùng iPhone có thói quen bật màn hình đa nhiệm để tắt mọi app không sử dụng, cho rằng hành động này giúp thiết bị chạy mượt và tiết kiệm pin hơn. Tuy nhiên trên thực tế, cách này có thể không hiệu quả như mong đợi, thậm chí khiến điện thoại hao pin hơn.

Trên máy tính hay smartphone Android, người dùng cần thoát app để giải phóng tài nguyên và tiết kiệm pin. Tuy nhiên với iOS, khi thu nhỏ ứng dụng (trở về màn hình chính hoặc chuyển sang app khác), quy trình xử lý được đóng băng và đưa vào bộ nhớ. Nói cách khác, ứng dụng sẽ vào chế độ chờ và không hoạt động khi đã thu nhỏ.

Thoi quen nen bo khi dung iPhone anh 1

Người dùng chỉ nên tắt app trong màn hình đa nhiệm nếu ứng dụng bị treo. Ảnh: iMore.

Năm 2016, khi được người dùng hỏi có nên thường xuyên tắt ứng dụng trên iPhone để tiết kiệm pin hay không, Craig Federighi, Phó chủ tịch Kỹ thuật Phần mềm Apple khẳng định điều này không cần thiết. Theo giải thích trên website hỗ trợ của Apple, ứng dụng khi thu nhỏ không ảnh hưởng đến hiệu năng hay cách điện thoại hoạt động.

Cựu kỹ thuật viên Scotty Loveless của Apple cho biết iPhone sẽ tự đóng ứng dụng nếu cần thêm bộ nhớ. Trong trường hợp người dùng chủ động tắt app rồi mở lại, iPhone sẽ hoạt động chậm và hao pin hơn bởi thiết bị cần thêm CPU, RAM và pin để khởi động app đúng cách. Điều này càng nghiêm trọng nếu áp dụng với những app thường xuyên sử dụng.

Tuy nhiên, một tính năng có tên Làm mới ứng dụng trong nền (Background App Refresh) cho phép các app như Facebook, Chrome, Spotify cập nhật dữ liệu ngay cả khi được thu nhỏ. Nếu bật tính năng này, iPhone có thể hao pin và dùng nhiều dữ liệu Internet hơn.

Thoi quen nen bo khi dung iPhone anh 2

Tắt tính năng Background App Refresh có thể giúp iPhone tiết kiệm pin hơn. Ảnh: iMore.

Để quản lý ứng dụng chạy nền, người dùng có thể vào Cài đặt > Cài đặt chung > Làm mới ứng dụng trong nền. Trong phần này, danh sách tất cả ứng dụng được làm mới trong nền sẽ hiện lên. Trượt sang để tắt những app không cần thiết, hoặc vào mục Làm mới ứng dụng trong nền để chỉ cho phép chạy nền khi iPhone dùng mạng Wi-Fi.

Theo Apple, trường hợp duy nhất nên tắt ứng dụng là khi chúng bị treo (không phản hồi), đồng nghĩa ứng dụng bị lỗi và không thể sử dụng bình thường. Lúc này, người dùng nên tắt hoàn toàn và mở lại để app hoạt động đúng cách.

Trải nghiệm iOS 16 beta: Đổi giao diện iPhone, còn nóng và chưa mượt Sau khi nâng cấp lên iOS 16, Apple cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn để cá nhân hóa màn hình khóa thiết bị theo sở thích, thói quen sử dụng.

10 điều làm người dùng Android khó chịu khi chuyển sang iPhone

Có nhiều điểm khác biệt giữa iOS và Android, bao gồm tính năng rất tốt trên nền tảng của Google nhưng Apple làm tệ hại, khiến người mới chuyển từ Android sang cảm thấy khó chịu

Loạt smartphone cao cấp đáng mong đợi cuối năm nay

Thị trường smartphone cao cấp cuối năm 2022 sẽ sôi động trở lại khi Apple, Samsung, Xiaomi hay Huawei lần lượt ra mắt những flagship mới nhất.

Làm chậm iPhone, Apple có thể phải bồi thường gần 1 tỷ USD

Dù xảy ra từ 5 năm trước, bê bối làm chậm iPhone chai pin vẫn khiến Apple đối mặt những vụ kiện từ người dùng.

Thói quen nên bỏ khi dùng iPhone Apple iPhone Apple iOS 16 iOS 15 iPhone 13 Pro Max đa nhiệm ứng dụng chạy nền thủ thuật app tiết kiệm pin

Adblock test (Why?)

Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey’s HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

Xem Chi Tiết Ở Đây >>>

Bạn có thể quan tâm:

>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max

>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp

>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

The post Thói quen nên bỏ khi dùng iPhone appeared first on Cong Nghe So.

This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now

Nhiều công ty công nghệ tháo chạy khỏi Trung Quốc

Posted: 20 Jun 2022 02:19 AM PDT

Các công ty Internet đang tính đường rút lui khỏi Trung Quốc trước sự cạnh tranh từ đối thủ nội địa, khó khăn do dịch bệnh và quy định nghiêm ngặt của chính phủ.

Nhieu cong ty Internet thao chay khoi Trung Quoc anh 1

Theo SCMP, dịch vụ cho thuê căn hộ Airbnb là cái tên mới nhất tuyên bố rút lui khỏi Trung Quốc. Mảng kinh doanh máy đọc sách Kindle của Amazon cũng công bố kế hoạch ngừng hoạt động tại Trung Quốc từ ngày 30/6/2023.

Với quy mô kinh tế và dân số lớn, Trung Quốc là thị trường không thể bỏ qua với các doanh nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, những chính sách quản lý nghiêm ngặt, sức ép cạnh tranh với công ty nội địa và sự thay đổi trong sở thích người dùng khiến nhiều hãng công nghệ lớn rút lui khỏi đất nước tỷ dân sau nhiều năm hoạt động.

Nhiều công ty tháo chạy

“Những chính sách phong tỏa, hạn chế do dịch Covid-19 tại Trung Quốc chỉ là một trong nhiều lý do khiến Airbnb rút lui, nhưng đó không phải nguyên nhân chính”, Angela Zhang, Phó giáo sư luật tại Đại học Hong Kong cho biết. Bà nhận định lý do lớn nhất đến từ sức ép cạnh tranh từ các đối thủ trong nước như Meituan và Ctrip.

Theo Zhang, lợi thế lớn nhất của Meituan hay Ctrip bởi chúng là siêu ứng dụng, kết hợp nhiều tính năng khác nhau thay vì chỉ tập trung vào cho thuê nhà như Airbnb. Sau khi Airbnb rút lui, các đối thủ như Meituan, Tujia và Xiaozhu sẽ tiếp nhận một số nhà cho thuê trên app của họ.

Không lâu sau Airbnb, Amazon cho biết sẽ đóng cửa mảng kinh doanh máy đọc sách Kindle, ngừng hoạt động cửa hàng sách điện tử tại Trung Quốc vào ngày 30/6/2023. Từ tháng 1 năm nay, Amazon đã không còn phân phối Kindle cho các cửa hàng bán lẻ địa phương.

Nhieu cong ty Internet thao chay khoi Trung Quoc anh 2

Ứng dụng cho thuê nhà Airbnb tuyên bố ngừng hoạt động tại Trung Quốc do chi phí tăng, khó khăn từ dịch bệnh. Ảnh: Shutterstock.

Động thái rút lui khỏi Trung Quốc của Amazon đã diễn ra từ năm 2019, khi công ty ngừng các hoạt động thương mại điện tử nội địa để tập trung vào phân phối hàng xuyên biên giới.

Quyết định trên được đưa ra sau khi nhiều hãng công nghệ lớn tháo chạy khỏi đất nước tỷ dân. Trước đó, công ty gọi xe Uber đã bán các hoạt động tại Trung Quốc cho đối thủ Didi Chuxing vào năm 2016 sau 3 năm “đốt tiền”. Google cũng gây chú ý khi ngừng hoạt động công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc từ năm 2010 sau khi bị tin tặc tấn công hàng loạt.

LinkedIn, mạng xã hội cho doanh nghiệp của Microsoft cũng vận hành phiên bản được kiểm duyệt tại Trung Quốc trong nhiều năm trước khi đóng cửa vào cuối năm 2021. Hồi tháng 2, Yahoo cũng thông báo kế hoạch “khai tử” dịch vụ email ở Trung Quốc.

Ngay cả hãng sản xuất đồ thể thao Nike cũng phải gỡ bỏ app theo dõi chạy bộ tại Trung Quốc từ tháng 7, do quy định mới của chính phủ gây khó khăn cho việc vận hành các ứng dụng này.

Sức ép cạnh tranh lớn

Xu hướng tháo chạy khỏi Trung Quốc hoàn toàn trái ngược bức tranh cách đây vài năm, thời điểm đất nước tỷ dân được xem là thị trường tiềm năng. Khi Brian Chesky, nhà sáng lập Airbnb đến Trung Quốc vào năm 2017, công ty khẳng định sẽ đầu tư gấp đôi, tăng lực lượng lao động lên gấp 3 lần. Tuy nhiên, mọi thứ đã đổ vỡ sau 5 năm.

Yang Pili, người cho thuê nhà trên Airbnb bày tỏ sự bất ngờ khi ứng dụng này ngừng hoạt động tại Trung Quốc. Do khó khăn của dịch bệnh, không có ai thuê nhà của Pili trong năm qua. Airbnb trích dẫn Covid-19 là lý do khiến ứng dụng ngừng hoạt động tại Trung Quốc, thị trường chỉ chiếm 1% tổng doanh thu của nền tảng trong những năm gần đây.

Việc các ứng dụng thuê nhà tại Trung Quốc tăng cường mua bán, sáp nhập với nền tảng du lịch cũng khiến Airbnb chịu sức ép cạnh tranh lớn. Tong Wenhao, nhà phân tích từ hãng nghiên cứu LeadLeo cho rằng chiết khấu của Airbnb thấp hơn các nền tảng nội địa.

Nhieu cong ty Internet thao chay khoi Trung Quoc anh 3

Amazon thất bại ở Trung Quốc do không thể đáp ứng nhu cầu người dùng. Ảnh: SCMP.

“Những nền tảng nội địa dễ dàng giành sự tin tưởng của người dùng bởi họ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành du lịch”, Wenhao cho biết.

Không chỉ Airbnb, đó cũng là điểm yếu của Amazon hay eBay, các công ty đang mở rộng hoạt động trên toàn cầu nhưng thất bại ở Trung Quốc. Dịch vụ EachNet đã bị eBay đóng cửa ngay từ năm 2006. Nền tảng mua chung Groupon cũng không thể trụ lại Trung Quốc quá lâu do không thể cạnh tranh với hàng trăm ứng dụng nội địa.

Theo Wenhao, thất bại lớn nhất của Amazon tại Trung Quốc là dịch vụ Prime. Giao hàng miễn phí đã khá phổ biến vào thời điểm đó, và việc trả 43 USD/năm để hưởng đặc quyền tương tự trên Amazon là không hề xứng đáng.

Trung Quốc đang có hệ sinh thái đủ khác so với phần còn lại của thế giới. Chỉ những công ty khác biệt, công nghệ tiến tiến hoặc thương hiệu rất mạnh mới có thể hái quả ngọt

Rui Ma, chủ trang podcast công nghệ Techbuzz China

Amazon cũng chậm thích nghi với sở thích thay đổi của người dùng. Trong khi Taobao của Alibaba thu hút khách hàng nhờ các chương trình livestream, Amazon lại đầu tư rất ít vào lĩnh vực này. Với Airbnb, ứng dụng thuê nhà không chú trọng quảng bá trên các mạng xã hội Trung Quốc, không sở hữu nền tảng toàn diện như Taobao để thu hút nhiều lượt truy cập.

Ngay cả khi cố gắng bản địa hóa ứng dụng để phù hợp với văn Trung Quốc, các công ty vẫn nếm mùi thất bại. Rui Ma, chủ trang podcast Techbuzz China cho biết Uber là nền tảng thành công nhất với các hoạt động bản địa hóa, thành lập công ty con tại Trung Quốc và hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu. Tuy nhiên, nền tảng này vẫn không thể cạnh tranh với Didi, buộc phải rút lui khỏi đất nước.

Bức tranh trái ngược của Apple, Tesla

Ngoài dịch bệnh và sức ép cạnh tranh gay gắt, các công ty nước ngoài còn đối mặt áp lực từ quy định nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc, tập trung vào kiểm duyệt nội dung và bảo vệ dữ liệu. Luật Bảo mật Dữ liệu và Bảo vệ Thông tin Cá nhân lần lượt có hiệu lực vào tháng 9 và tháng 11/2021.

Khi tuyên bố ngừng hoạt động tại Trung Quốc, LinkedIn trích dẫn “môi trường hoạt động thách thức hơn đáng kể, và các yêu cầu tuân thủ cao hơn tại Trung Quốc”. Google được cho từng làm việc với dự án Dragonfly, công cụ tìm kiếm được kiểm duyệt tại Trung Quốc, nhưng đã hủy bỏ sau khi nhận phản ứng dữ dội từ công chúng.

Nhieu cong ty Internet thao chay khoi Trung Quoc anh 4

Khác với công ty phần mềm, các hãng phần cứng như Apple lại khá thành công ở đất nước tỷ dân. Ảnh: Getty Images.

Khác với những nền tảng phần mềm, các công ty nước ngoài tập trung vào phần cứng như Apple vẫn chứng kiến thành công lớn tại Trung Quốc. Theo thống kê của Counterpoint, Táo khuyết là hãng smartphone lớn thứ 3 nước này trong quý I với doanh số 13 triệu iPhone.

Hãng xe điện Tesla cũng dẫn đầu thị trường Trung Quốc, bỏ xa các đối thủ nội địa như Nio, Xpeng Motors hay Li Auto. Năm 2021, 3 công ty trên bán tổng cộng 280.075 xe ở Trung Quốc, ít hơn 13% so với con số 321.000 chiếc của Tesla.

Wenhao nhận định sẽ có thêm nhiều công ty Internet rời khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô rộng lớn của nước này sẽ tiếp tục thu hút nhiều công ty khác. Trong khi đó, ông Ma hy vọng nhiều công ty Trung Quốc sẽ mở rộng ra nước ngoài, thay vì các công ty quốc tế thâm nhập vào nước này.

“Trung Quốc sở hữu các mô hình kinh doanh tốt về thương mại điện tử và giải trí số, có thể xuất khẩu thành công ra nước ngoài, đặc biệt khi xét về lợi thế chuỗi cung ứng”, ông Ma cho biết.

Elon Musk muốn Twitter giống WeChat

Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với các nhân viên Twitter, Elon Musk bày tỏ tham vọng biến mạng xã hội này trở thành siêu ứng dụng phổ biến, tương tự vị thế của WeChat tại Trung Quốc.

Đối tác Apple muốn lắp iPhone tại Việt Nam

Pegatron, một trong những đối tác lắp ráp iPhone cho Apple đang cân nhắc mở rộng dây chuyền sản xuất sang các nước ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Mùa sale kỳ lạ tại Trung Quốc

Hình thức bán hàng qua livestream tại Trung Quốc đã tăng trưởng trong nhiều năm, nhưng dường như đã đến lúc thoái trào.

Nhiều công ty Internet tháo chạy khỏi Trung Quốc Uber iPhone Airbnb Amazon Uber Alibaba Taobao Didi Kindle Apple Tesla Trung Quốc công ty công nghệ dịch vụ Internet rút lui cạnh tranh

Xem Chi Tiết Ở Đây >>>

Bạn có thể quan tâm:

>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max

>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp

>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

The post Nhiều công ty công nghệ tháo chạy khỏi Trung Quốc appeared first on Cong Nghe So.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét