Trung Quốc tìm hướng đi mới trong tự chủ chip CPU |
- Trung Quốc tìm hướng đi mới trong tự chủ chip CPU
- Internet Explorer vẫn bám trụ tại Hàn Quốc
- Phải làm gì khi điện thoại rơi xuống biển
- Ám ảnh phải có nhiều con của Elon Musk
Trung Quốc tìm hướng đi mới trong tự chủ chip CPU Posted: 10 Jul 2022 06:12 PM PDT Trung Quốc đang từng bước phá vỡ sự độc quyền của phương Tây về chip CPU bằng các công ty khởi nghiệp RISC-V trong nước. Khi Nuclei System Technology thành lập vào mùa hè 2018 tại Bắc Kinh, các tiêu chuẩn mã nguồn mở về chip xử lý trung tâm (CPU) vẫn là khái niệm mới lạ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ sau bốn năm, nó nhanh chóng phát triển thành một cộng đồng sôi động, với sự xuất hiện của Liên minh Công nghiệp RISC-V Trung Quốc – hiệp hội thúc đẩy tiêu chuẩn chip mới với 140 thành viên tính đến tháng 12/2021. RISC-V là một kiến trúc tập lệnh (ISA) ra đời tại Đại học California năm 2010, nhưng hầu hết sự đóng góp đến từ toàn cầu dưới dạng phi lợi nhuận và không chịu sự ràng buộc bởi bất kỳ quốc gia nào. Chuẩn này trở nên phổ biến vào năm 2015, khi toàn bộ chi tiết công nghệ được cung cấp cho tất cả các nhà phát triển dưới sự quản lý của Quỹ RISC-V. Semico Research, công ty có trụ sở tại Arizona, ước tính số lượng chip có ít nhất một công nghệ RISC-V sẽ tăng với tốc độ 73,6% mỗi năm cho đến 2027. Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang đặt kỳ vọng sẽ phá vỡ thế độc quyền của các công ty Mỹ và Anh về thiết kế CPU, đồng thời giúp nước này đạt được mục tiêu chiến lược là tự cung cấp chip. X86 của Intel là tiêu chuẩn CPU thống trị trên chip dành cho máy tính, trong khi kiến trúc ARM thuộc sở hữu của Softbank (Nhật Bản) được sử dụng rộng rãi trong thiết bị di động. Nhưng đối với các công ty Trung Quốc như Nuclei, RISC-V tạo cơ hội để họ bắt kịp đối thủ nước ngoài, nhất là trong bối cảnh đang bị cấm sử dụng công nghệ Mỹ hoặc có nguồn gốc từ các công ty Mỹ. “Chúng tôi nhận thấy RISC-V sẽ giúp Trung Quốc có cơ hội phát triển CPU của riêng mình”, Nathan Ma, Giám đốc chiến lược cấp cao của Nuclei, nói với SCMP. Việc Trung Quốc áp dụng các tiêu chuẩn mở như RISC-V diễn ra khi Bắc Kinh ngày càng lo lắng về rủi ro chuỗi cung ứng liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, cũng như các căng thẳng địa chính trị đang diễn ra. Thượng Hải là nơi đầu tiên bắt đầu phát triển RISC-V. Tháng 7/2018, thành phố đã công bố các ưu đãi tài chính để khuyến khích các công ty phát triển bộ xử lý RISC-V và lõi IP (Intellectual Property Core). Theo ông Ma, các hướng dẫn, quy tắc và công nghệ cốt lõi từ RISC-V đã mở ra hướng đi mới cho công ty, dù thừa nhận việc phát triển lõi IP vẫn yêu cầu kinh nghiệm và chuyên môn từ các kỹ sư có tay nghề cao. Theo ông, RISC-V đã cho phép Nuclei huy động vốn từ các quỹ như Legend Capital, Xiaomi và vườn ươm công nghệ TusStar của Đại học Thanh Hoa. Bob Hu Zhenbo, người sáng lập Nuclei, từng làm việc cho hãng chip Marvell Technology (Mỹ) ở Trung Quốc, sau đó là phòng nghiên cứu và phát triển Vũ Hán của hãng phần mềm thiết kế chip Synopsys (Mỹ). Ông cho biết phát triển lõi CPU thực sự là “nhiệm vụ có rào cản rất lớn, không phải hoàn thành chúng chỉ với các hướng dẫn”. Tuy nhiên, nỗ lực của công ty thời gian qua đã giúp mở ra tương lai mới không phụ thuộc công nghệ Mỹ. Theo ông, hiện Nuclei đã có 110 khách hàng, bao gồm cả công ty thiết kế chip hàng đầu Trung Quốc GigaDevice Semiconductor. Theo các chuyên gia, tương lai của RISC-V ở Trung Quốc có vẻ tươi sáng mặc dù kiến trúc này khó có thể sớm thay thế Intel và ARM trong máy tính và smartphone. Tuy nhiên, chip mới ứng dụng công nghệ này sẽ dành cho thiết bị gia dụng thông minh, thiết bị đeo, camera giám sát, thiết bị điện tử tự động và robot công nghiệp – tất cả đều có nhu cầu rất lớn ở Trung Quốc. Một loạt các doanh nghiệp liên quan đến RISC-V đang nổi lên ở Trung Quốc, với một số được hỗ trợ bởi các công ty công nghệ lớn nhất tại đây. T-Head, một chi nhánh của Alibaba, đang đổ hàng chục triệu USD cho các sản phẩm RISC-V, trong khi HiSilicon, đơn vị thiết kế chip của Huawei, đã phát hành chip RISC-V của riêng mình vào năm ngoái. Trong số 20 thành viên hàng đầu của Quỹ RISC-V, một nửa đến từ Trung Quốc, như Huawei và Alibaba. Tổ chức phi lợi nhuận này đã chuyển cơ sở sang Thụy Sĩ vào năm 2020 để tránh các quy định thương mại tiềm năng của Mỹ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn. Nói với China Electronics News, Dai Weimin, Chủ tịch công ty thiết kế chip Trung Quốc VeriSilicon và người đứng đầu Liên minh Công nghiệp RISC-V Trung Quốc, thừa nhận họ vẫn thiếu hỗ trợ phần mềm và thiếu nhân tài đủ tiêu chuẩn để phát triển đại trà chip dựa trên RISC-V. Tiy vậy, vẫn có ý kiến rằng khó có khả năng Trung Quốc kiểm soát được hoàn toàn lõi IP RISC-V. “Trong các tình huống cực đoan, các công ty vẫn có thể bị giới hạn, như trường hợp Huawei bị mất quyền truy cập vào các dịch vụ Google khi dùng Android, vốn cũng là phần mềm mã nguồn mở”, một chuyên gia bình luận. Bảo Lâm (theo SCMP) Xem Chi Tiết Ở Đây >>> The post Trung Quốc tìm hướng đi mới trong tự chủ chip CPU appeared first on Cong Nghe So. | |||||||||||
Internet Explorer vẫn bám trụ tại Hàn Quốc Posted: 09 Jul 2022 08:45 PM PDT Hàn Quốc, đất nước nổi tiếng với mạng Internet tốc độ cao và nhiều thiết bị tiên tiến, vẫn gắn bó với trình duyệt đã bị khai tử của Microsoft. Tại Hàn Quốc, người dùng không thể thanh toán chi phí doanh nghiệp với các ngân hàng ngoại quốc lớn nhất nếu dùng Chrome. Họa sĩ không thể đăng ký xin hỗ trợ qua trang web Nghệ thuật và Văn hóa Quốc gia nếu dùng Safari. Người dùng Firefox không thể đăng ký hoạt động cho cơ sở trông trẻ trên trang web của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc. Trong tất cả những trường hợp này, họ chỉ có thể hoàn thành việc của mình nếu dùng Internet Explorer (IE). Sau khi Microsoft ngừng hỗ trợ IE từ 15/6 và khuyên người dùng chuyển sang Edge, hàng loạt trò đùa về mạng Internet trong quá khứ đã được chia sẻ. Nhưng ở Hàn Quốc, IE không phải món “cổ vật”. Trình duyệt lạc hậu này vẫn đóng vai trò quan trọng với hàng loạt công việc thiết yếu liên quan đến ngân hàng và chính phủ. Điều này tạo ra một nghịch lý rõ ràng. Tốc độ Internet di động và băng rộng cố định của Hàn Quốc xếp thứ tư và thứ 19 toàn cầu, theo thống kê của Speedtest tháng 5. Một đất nước nổi tiếng với mạng kết nối tốc độ cao và những thiết bị tiên tiến lại gắn bó với phần mềm nhiều lỗi, bảo mật kém vốn bị thế giới tránh xa từ lâu. Thực tế, hầu hết website tại Hàn Quốc hoạt động trên mọi nền tảng trình duyệt. Google Chrome chiếm 54% thị phần ở nước này, trong khi IE còn chưa đầy 1%. Tuy nhiên, hàng loạt website quan trọng đang phải vội vã điều chỉnh sau khi Microsoft khai tử IE. Chi nhánh ngân hàng Standard Chartered ở Hàn Quốc hồi tháng 5 cảnh báo các khách hàng doanh nghiệp rằng họ sẽ phải sử dụng “IE Mode” trong trình duyệt Edge để truy cập tính năng giao dịch trực tuyến Straight2Bank. Nhiều trang web chính phủ cũng thông báo một số dịch vụ có thể bị gián đoạn nếu người dùng không chuyển sang Edge. Naver, một trong những công ty Internet lớn nhất Hàn Quốc, cũng quảng cáo tính năng trên trình duyệt Whale cho phép người dùng truy cập các trang web vốn đòi hỏi IE. Kim Hyo, đứng đầu nhóm phát triển Whale, cho biết tùy chọn này được triển khai từ năm 2016 và nghĩ nó sẽ không còn cần thiết sau khi IE bị khai tử. Tuy nhiên, Kim nhận ra nhiều website Hàn Quốc chưa kịp chuyển đổi và quyết định giữ lại tính năng, đổi tên thành “IE mode”. “Hiện đại hóa những trang web được tối ưu cho IE suốt hàng chục năm là nhiệm vụ rất phức tạp, nhiều website không theo kịp hạn chốt”, anh nói. Sự phụ thuộc vào IE tại Hàn Quốc bắt đầu từ thập niên 1990, khi nước này trở thành quốc gia đi đầu trong áp dụng Internet vào hoạt động ngân hàng và mua sắm. Chính phủ thông qua đạo luật bảo vệ giao dịch trực tuyến năm 1999, trong đó yêu cầu mọi hoạt động cần chữ ký phải có chứng nhận kỹ thuật số được mã hóa. Xác thực danh tính người dùng cần plugin kết nối với trình duyệt. Chính phủ Hàn Quốc phê duyệt cho 5 công ty cung cấp chứng nhận điện tử sử dụng plugin ActiveX của Microsoft, vốn chỉ hoạt động trên IE. Khi đó, sử dụng plugin của Microsoft được coi là lựa chọn hiển nhiên. Hệ điều hành Windows xuất hiện trên hầu hết máy tính cá nhân ở thập niên 1990, cho phép IE trở thành trình duyệt thống trị thị trường. Các website chủ chốt của Hàn Quốc đều đòi hỏi IE, khiến những trang khác cũng tối ưu hóa cho trình duyệt này và củng cố vị thế của nó. Một số khảo sát cho thấy IE chiếm 99% thị phần tại Hàn Quốc giai đoạn 2004-2009. “Chúng tôi thực sự nắm vị trí độc nhất tại đây”, James Kim, lãnh đạo chi nhánh Microsoft tại Hàn Quốc giai đoạn 2009-2015, cho hay. Ông khẳng định hãng không tìm cách cản trợ các đối thủ cạnh tranh, nhưng nhiều thứ không thể hoạt động nếu thiếu IE. Kim Keechang, giáo sư luật thuộc Đại học Hàn Quốc ở Seoul, kể IE từng chiếm ưu thế đến mức phần lớn người dân nước này hồi đầu thập niên 2000 không thể kể tên trình duyệt nào khác. Ông trở lại Hàn Quốc năm 2002 sau thời gian giảng dạy ở nước ngoài và phát hiện mình không thể làm việc gì trên mạng bằng máy tính chạy hệ điều hành Linux và trình duyệt Firefox. Ông phải đến quán Internet ít nhất một lần mỗi năm để nộp khai báo thuế trên website chính phủ. Năm 2007, ông nộp đơn kiện KFTC, một trong 5 công ty được chính phủ cho phép cung cấp chứng nhận kỹ thuật số. Ông cho rằng KFTC, vốn phân phối 80% chứng nhận online tại Hàn Quốc, phân biệt đối xử phi lý với ông vì không cho sử dụng những trình duyệt khác. Giáo sư Kim Keechang thua kiện, tiếp tục thất bại khi kháng án ở tòa phúc thẩm và Tòa án Tối cao trong vòng ba năm. Dù vậy, cuộc chiến pháp lý của ông cũng thu hút nhiều chú ý, đặc biệt trong bối cảnh nhiều máy tính Hàn Quốc bị lây nhiễm malware do lỗ hổng ActiveX hồi năm 2009. Sự ra đời của smartphone và phần mềm từ Apple, Google giúp Hàn Quốc giảm phụ thuộc vào Microsoft. Giới chức nước này năm 2010 ban hành hướng dẫn rằng website chính phủ nên tương thích với các trình duyệt Internet khác nhau. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi không dễ khi nhiều công ty về thẻ tín dụng và ngân hàng vẫn bám trụ nền tảng có sẵn. Nhiều người cũng không hài lòng với sự bất tiện khi phải cài ActiveX để mua sắm trên mạng, đồng thời chỉ trích công nghệ này không đáp ứng được yêu cầu vì nó khiến người dùng kém an toàn hơn. Microsoft ra mắt Edge năm 2015 thay thế IE và cho biết không hỗ trợ ActiveX trên trình duyệt mới, trong bối cảnh Chrome trở thành trình duyệt hàng đầu tại Hàn Quốc trước đó ba năm. Năm 2020, Hàn Quốc điều chỉnh bộ luật năm 1999 nhằm loại bỏ yêu cầu về chứng nhận kỹ thuật số, động thái chấm dứt vai trò của ActiveX và IE. Cùng năm đó, Microsoft bắt đầu ngừng hỗ trợ IE trong một số dịch vụ online và sau đó thông báo sẽ khai tử trình duyệt này. Trong khi phần lớn thế giới đùa giỡn về sự ra đi của IE, một kỹ sư Hàn Quốc cho rằng đây là điều đáng buồn. Jung Ki-young, lập trình viên 39 tuổi, dựng bia mộ cho IE trên nóc quán cà phê của anh trai ở Gyeongju, thành phố biển ở tây nam Hàn Quốc. Anh trả 330 USD cho tấm bia, trên đó khắc logo của IE và dòng chữ: “Đó là công cụ tốt để tải những trình duyệt khác”. Jung nói anh nhiều lần bực bội với IE, nhưng khẳng định nó giúp nhiều người Hàn Quốc tiếp cận Internet và cần được tưởng nhớ xứng đáng. “IE khó dùng và dễ gây bực mình, nhưng cũng phục vụ mục đích tốt. Tôi không thấy thoải mái khi nó bị loại bỏ theo kiểu ‘chúng tôi không cần bạn nữa'”, anh nói. Điệp Anh (theo NY Times) Xem Chi Tiết Ở Đây >>> The post Internet Explorer vẫn bám trụ tại Hàn Quốc appeared first on Cong Nghe So. | |||||||||||
Phải làm gì khi điện thoại rơi xuống biển Posted: 08 Jul 2022 10:37 PM PDT Nếu chẳng may đánh rơi điện thoại xuống biển, bạn hãy nhanh chóng vớt lên, lau khô, tắt nguồn và tìm cách xử lý nước muối đã thấm vào máy. Những ngày hè là thời điểm tuyệt vời cho các kỳ nghỉ ở bãi biển. Tuy nhiên, cuộc vui sẽ không trọn vẹn nếu bạn vô tình đánh rơi smartphone – vật dụng thiết yếu, luôn ở bên cạnh – xuống biển. Trong trường hợp đó, hãy bình tĩnh xử lý để hạn chế thiệt hại của tai nạn này. Cố gắng tìm kiếmTrừ khi bản thân rơi vào tình huống nguy hiểm nếu lấy lại điện thoại, bạn nên cố gắng xác định vị trí đã đánh rơi và đưa nó khỏi nước biển càng nhanh càng tốt. Nếu không nhìn thấy thiết bị, bạn có thể tìm bằng cách huơ chân, bới cát hoặc dùng một tấm lưới kéo qua nơi đã đánh rơi.
Trong trường hợp không tìm được, có lẽ bạn đã mất hẳn máy. Lúc này, hãy liên hệ với nhà mạng để được đổi SIM và dùng trên thiết bị mới. Các công cụ quản lý từ xa trên smartphone như Find My của iPhone sẽ trợ giúp người dùng báo cáo máy thất lạc, mất cắp, đồng thời hủy kích hoạt và xóa thiết bị khỏi tài khoản. Nếu sử dụng tính năng sao lưu dữ liệu trên máy chủ đám mây, bạn có thể dùng tài khoản này để phục hồi thông tin và đồng bộ lên smartphone mới. Ngoài ra, một số dịch vụ bảo hành nâng cao, chẳng hạn như Apple Care+ sẽ hỗ trợ bồi thường ngay cả trong trường hợp đánh rơi máy. Nếu có sử dụng gói dịch vụ, hãy lưu ý để đảm bảo quyền lợi của mình. Tắt nguồn, lau khô nhiều lầnKhi tìm được điện thoại của mình và nó đã thấm nước, việc đầu tiên cần làm là tắt nguồn hoàn toàn. Bạn hãy tháo ốp lưng, dùng khăn sạch, khô lau nhiều lần, sau đó tháo khay SIM, thẻ nhớ và pin (nếu máy dùng pin rời).
Nếu có sử dụng loại case chống thấm nước hoặc máy có tính năng chống nước và chưa rơi xuống biển quá lâu, bạn có thể tắt nguồn, dùng nước sạch để rửa lại nhằm loại bỏ chất bẩn cùng với nước mặn. Kế tiếp, hãy lau khô, để vài giờ trước khi sử dụng lại. Ngược lại, nếu máy không có tính năng chống thấm nước, tuyệt đối đừng đặt nó vào trong gạo. Việc này khiến cho nước muối đọng lại trong máy và ăn mòn linh kiện điện tử bên trong. Nếu muốn cứu smartphone của mình, bạn cần nhanh chóng tháo rời và làm sạch nó trước khi quá muộn. Tháo rời linh kiệnNếu bạn có đủ kiến thức và khả năng, hãy tháo rời từng bộ phận của điện thoại càng nhanh càng tốt. Bạn nên sử dụng bộ dụng cụ đúng chuẩn, đồng thời tham khảo kỹ các hướng dẫn chi tiết từ những nguồn uy tín như iFixit. Khi đã tháo ra, hãy vệ sinh các linh kiện một cách nhẹ nhàng. Dùng bàn chải mềm để loại bỏ vết bẩn sau đó để khô trong không khí ít nhất 24 giờ trước khi lắp ráp trở lại.
Nếu thiết bị hoạt động, bạn vẫn cần phải nhanh chóng sao lưu mọi dữ liệu cần thiết nhằm đề phòng hỏng hóc xảy ra do nước muối vẫn còn đọng lại ở thành phần nào đó. Mang đến dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệpĐể thực hiện các khâu trên, bạn phải là người có kiến thức và hiểu biết nhất định về việc sử dụng công cụ để tháo lắp smartphone. Điều này không dành cho tất cả người dùng. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên mang máy đến dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp gần nhất. Hãy nói rõ với họ về sự cố đánh rơi máy xuống biển và yêu cầu của bạn trong việc xử lý. Cửa hàng sửa chữa sẽ phải tháo rời, vệ sinh và kiểm tra toàn bộ linh kiện nếu muốn điện thoại hoạt động bình thường. Thời gian là yếu tố rất quan trọng khi xảy ra tình huống này. Do đó, trong trường hợp cửa hàng không thể xử lý ngay, bạn nên mang máy đến nơi khác. Nếu sở hữu iPhone, người dùng hãy cân nhắc việc liên hệ sửa chữa tại dịch vụ ủy quyền chính thức của Apple. Phòng ngừa sự cốPhòng ngừa luôn là cách tốt nhất để tránh rủi ro điện thoại hỏng hóc khi rơi xuống biển. Nếu cẩn thận, bạn sẽ không phải đối mặt với tình huống thiệt hại nghiêm trọng về sau. Khi vui chơi gần bờ biển, bạn nên đặt điện thoại tại khu vực khô ráo, hạn chế để quá gần nước. Bạn cũng có thể dùng những túi bảo vệ chống thấm cho điện thoại nếu muốn sử dụng trong môi trường nước. cách xử lý khi điện thoại rơi xuống biển iPhone chống nước sửa điện thoại sự cố điện thoại điện thoại rơi xuống biển Xem Chi Tiết Ở Đây >>> The post Phải làm gì khi điện thoại rơi xuống biển appeared first on Cong Nghe So. | |||||||||||
Ám ảnh phải có nhiều con của Elon Musk Posted: 08 Jul 2022 07:02 PM PDT CEO Tesla từng khẳng định nền văn minh nhân loại sẽ sụp đổ nếu tỉ lệ sinh tiếp tục giảm như hiện nay. Bên cạnh đó, kế hoạch chinh phục Hỏa tinh cũng sẽ bất thành khi thiếu người. Tối 7/7, trên tài khoản Twitter, Elon Musk cho biết ông đang làm mọi cách để giải quyết vấn đề dân số. Tuy không trực tiếp nhắc đến, nhiều người cho rằng ông đang giải thích cho thông tin có con với Shivon Zilis, nhân sự cấp cao tại công ty Neuralink do ông sáng lập. "Đang cố gắng hết mình để giải quyết cuộc khủng hoảng dân số. Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ sinh giảm là mối nguy lớn nhất mà nền văn minh phải đối mặt", Elon Musk viết trên Twitter. Tại sự kiện trực tuyến của Wall Street Journal vào tháng 12/2021, CEO Tesla cũng tiết lộ lý do khiến ông muốn có nhiều con. Trong đó, Elon Musk đã phản bác lại những lập luận rằng cần kiểm soát dân số trên toàn thế giới. Tất nhiên, điều này cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Ám ảnh tỉ lệ sinh giảmTại sự kiện của WSJ, Elon Musk nhấn mạnh rằng tỷ lệ sinh giảm mạnh là "một trong những rủi ro lớn nhất đến với nền văn minh nhân loại".
"Nhân loại đang không có đủ người. Tôi không thể ngừng nhấn mạnh điều này, nhân loại thực sự không đủ người", Elon Musk chia sẻ. Những lập luận của CEO Tesla xuất phát từ việc ngày càng có nhiều người quyết định không sinh con, với những lý do như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng trong xã hội. Musk chia sẻ thêm rằng có quá nhiều nghĩ rằng dân số đang tăng lên chóng mặt và vượt ngoài tầm kiểm soát. Tới tháng 1/2022, Elon Musk lần nữa đưa ra lo ngại về tỉ lệ dân số giảm mạnh. Doanh nhân này đã chia sẻ những lo lắng của mình trong một loạt các tweet vào ngày 19/1, sau sự sụt giảm chung về tỷ lệ sinh trong bối cảnh đại dịch. Tại Mỹ, tỷ lệ sinh đã giảm 4% từ năm 2019-2020, đánh dấu số em bé sơ sinh thấp nhất của nước này kể từ năm 1979. Musk thậm chí cho rằng tỷ lệ sinh thấp sẽ ảnh hưởng tới định cư trên Hỏa tinh. Từ năm 2016, Musk đã nhiều lần nhắc đến việc đưa con người lên hành tinh đỏ, và tin rằng có thể đạt mục đích đó trong thời gian mình còn sống.
Tuy nhiên, Musk cũng nhận định rằng nếu cuộc khủng hoảng nhân khẩu học không được giải quyết, kế hoạch Hỏa tinh của ông sẽ thất bại. "Nếu Trái Đất không có đủ người, thì chắc chắn sẽ không đủ người cho Hỏa tinh. Các dự báo của Liên hợp quốc hoàn toàn vô nghĩa. Chỉ cần quan sát số lượng em bé chào đời với tuổi thọ của con người. Trong xu hướng giảm tỷ lệ sinh, đây là ví dụ tốt nhất để minh chứng trừ khi nó được đảo ngược", Elon Musk chia sẻ trên Twitter vào ngày 19/1. Tất nhiên, Elon Musk không chia sẻ cụ thể về số lượng con cái mà ông muốn. Thay vào đó, CEO Tesla cho biết sẽ dành thời gian phù hợp và trở thành người cha tốt. “Tôi muốn trở thành một người cha tốt và số lượng con cái sẽ phụ thuộc vào thời gian tôi dành cho chúng”, Elon Musk chia sẻ. Chuyện gia đình không suôn sẻHiện tại, Elon Musk có 9 người con được công chúng biết đến, bao gồm 5 người con với vợ cũ Justine Wilson, 2 người con với Shivon Zilis và 2 người con với ca sĩ Grimes. Tỷ phú 51 tuổi lần đầu tiên làm cha vào năm 2002 với đứa con đầu lòng cùng vợ cũ Justin Wilson có tên Nevada Alexander Musk. Tuy vậy, đứa bé đã chết khi mới được 10 tuần tuổi với nguyên nhân được xác định là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Sự ra đi bất ngờ của đứa con đầu lòng đã ảnh hưởng nặng nề đến Elon Musk.
"Không có gì tệ hơn việc mất đi một đứa trẻ. Đứa con trai đầu lòng đã chết trong vòng tay của tôi. Tôi đã cảm nhận được nhịp tim của nó", Elon Musk bày tỏ sự tiếc thương với cha của thanh niên 18 tuổi sau vụ tai nạn với xe Tesla vào năm 2018. Trước khi ly dị, Wilson cũng có thêm 5 người con với Elon Musk, gồm một cặp song sinh Griffin và Vivian (tên cũ: Xavier Musk) vào năm 2004 và sinh ba Kai, Saxon và Damian Musk vào năm 2006. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Elon Musk và người con trưởng Vivian không được suôn sẻ. Ngay khi bước sang tuổi 18, Xavier Alexander Musk đã đệ đơn lên tòa án yêu cầu đổi sang giới tính nữ và sửa tên thành Vivian Jenna Wilson. "Tôi muốn thay đổi giới tính của mình và không sống chung hay liên quan gì đến người cha huyết thống của mình nữa", Vivian Jenna Wilson viết trong lá đơn gửi tòa án vào tháng 6.
Dù Musk thường chia sẻ những khoảnh khắc và thời gian quan tâm tới các con, quan điểm kỳ thị người chuyển giới, đồng tính của ông có thể là nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa cha-con rạn nứt.
Đến tháng 3/2022, Grimes – bạn gái cũ của Elon Musk cũng tiết lộ về tình trạng của họ trong một cuộc phỏng vấn. Cô cho biết rằng cả hai vẫn có kế hoạch sinh thêm 3-4 đứa con nữa, mặc dù Grimes không tiết lộ lý do họ sử dụng người mang thai hộ cho đứa con thứ hai. Bên cạnh đó, với thói quen làm việc từ 85-100 giờ mỗi tuần, Elon Musk từng chia sẻ ông chưa thể giúp được nhiều khi các con vẫn còn nhỏ. “Hiện tại tôi chưa thể làm được gì nhiều. Lúc này Grimes có vai trò lớn hơn tôi. Khi đứa trẻ lớn lên, tôi sẽ có nhiều vai trò hơn”, Elon Musk trả lời NYTimes. Trong bài phỏng vấn này, Musk cũng tiết lộ ông đã lập một ngôi trường trực tuyến cho các con lớn của mình, và cách giáo dục này “thực sự khá tốt”. lý do Elon Musk muốn có nhiều con Elon Musk Con cái Kế hoạch Dân số Dự định Xem Chi Tiết Ở Đây >>> The post Ám ảnh phải có nhiều con của Elon Musk appeared first on Cong Nghe So. |
You are subscribed to email updates from Cong Nghe So. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét